Bão mặt trời "Kẻ đánh cắp sức khỏe con người"

 Bão mặt trời (Solar Flare, Coronal Mass Ejections) hay gió mặt trời là một luồng điện thoát ra từ vùng thượng quyển của mặt trời. Tương tự, nếu gió được phát ra từ các ngôi sao khác ngoài mặt trời thì gọi là gió sao. Bão mặt trời mang theo các hạt electron và proton năng lượng cực lớn, khoảng 500KeV, nên được người ta giải thích, gió mặt trời đã tạo ra hàng loạt các hiện tượng lạ như cực quang, bão từ hay hiện tượng đuôi của các sao chổi luôn luôn hướng ra ngoài mặt trời vào ban đêm cho tới việc hình thành của các ngôi sao non trẻ. Một trong những hệ lụy nguy hiểm nhất của bão mặt trời là bão từ. Khi bão mặt trời có tốc độ từ 400 – 700km/s nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến từ quyển của trái đất.

Những gì liên quan đến bão mặt trời hiện đang tranh cãi trong cộng đồng khoa học thế giới. Người đầu tiên đưa ra dự báo về bão mặt trời là chuyên gia khí quyển học Kristian Birkeland, người Na Uy. Năm 1915, Birkeland lập luận, các luồng tia mặt trời không hoàn toàn chỉ có các hạt mang điện tích (cả âm lẫn dương) mà đôi khi nó chứa đồng thời cả hai điện tích này, tức cả ion âm lẫn ion dương. Từ đây, hàng loạt các tranh luận liên quan đến bão mặt trời xuất hiện, nhưng chưa có giả thuyết nào mang tính thuyết phục. Sang đến thập niên 90 thế kỷ trước, nhờ các thiết bị chuyên dụng trên phi thuyền quan sát mặt trời (SOHO) người ta đã phát hiện thấy các vùng tăng tốc của bão mặt trời có nguồn gốc từ các cực mặt trời, có mức độ gia tốc cao hơn so với giả định về sự giãn nở nhiệt động lực thông thường. Nhờ có các tàu vũ trụ, con người phát hiện gió mặt trời sau khi thoát khỏi biên giới của nó sẽ hòa trộn với gió của các ngôi sao, tạo thành bão và nếu ở tần suất cao sẽ hướng về trái đất, gây ảnh hưởng đến các hoạt động của con người như làm gián đoạn các tín hiệu thông tin, tín hiệu điện và gây ra những loại bệnh nan y.



Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn